Vấn nạn “Mỹ phẩm giả”
Mỹ phẩm là mặt hàng có thị trường tiêu thụ rất lớn. Đánh vào tâm lý sinh ngoại phần lớn người tiêu dùng, nhiều sản phẩm hàng giả hàng nhái đã trà trộn thâm nhập vào các gian hàng.
Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về các mặt hàng được làm giả tinh vi trong công nghệ hay thời trang. Có lẽ, bạn cũng không mấy để tâm vì tâm lý “thuận mua vừa bán”. Ngoài ra, điều đó tuỳ vào nhu cầu và điều kiện của mỗi người. Thế nhưng hiện nay, làm đẹp chính là thị trường “béo bở” của ngành “mỹ phẩm giả”. Vậy, khi những mặt hàng giả được trực tiếp dùng trên cơ thể, chúng ta còn có thể thờ ơ với vấn nạn này?
Ngành công nghiệp mỹ phẩm giả
Nhiều người rao bán mỹ phẩm hàng hiệu nhập khẩu từ Thái Lan, Nhật, Hàn. Thế nhưng, họ bán chỉ với giá chỉ từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng. Trên một trang bán hàng “xách tay”, Smooth E Cream 100 gram được chào bán với giá 59.000 đồng. Giá cả của những loại mỹ phẩm này thường rẻ bằng 1/10 thậm chí 1/30 sản phẩm thật. Các sản phẩm được bán giá rẻ bất thường đều được gán vào những lý do khó kiểm chứng. Xả kho, hàng bị hải quan giữ được trả lại, hoặc thanh lý cửa hàng,.. Đó là những gì bạn thường nghe.
Trước đó, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã tấn công nguồn hàng giả tại TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh). Họ thu giữ 2 container mỹ phẩm các thương hiệu nổi tiếng quốc tế. Tham gia kiểm đếm và giám định có đại diện Công ty L’Oreal Việt Nam. Họ xác nhận toàn bộ mỹ phẩm “dán mác” Lancome, Yves Saint Laurent, Kielh’s đều là hàng giả.
Mỹ phẩm giả có gì đáng sợ?
Với kỹ năng tinh vi, bao bì mỹ phẩm giả có thể không khác gì mỹ phẩm chính hãng. Vì vậy, người dùng khó mà nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, an toàn. Các sản phẩm vẫn tràn lan trên thị trường, làm y như thật từ bao bì đến mùi hương. Điều này dẫn đến việc khách hàng sẽ phải chịu những tác hại
Thành phần không hiệu quả
Nếu bạn mua các sản phẩm làm đẹp giả, có thể chúng sẽ trở nên kém hiệu quả trên da. Chúng thường bao gồm các thành phần chất độn có tỷ lệ hoạt chất thấp hơn. Đồng thời, các thành phần này có nguồn gốc hóa học thay vì tự nhiên và hữu cơ như sản phẩm chính hãng. Trong một số trường hợp, bạn “may mắn” mua được các sản phẩm ‘chính hãng’. Thế nhưng chúng đã qúa hạn sử dụng. Và dĩ nhiên, với những loại mỹ phẩm như thế, các thành phần dưỡng da chẳng thể nào mang đến những hiệu quả tích cực trên da.
Rủi ro sức khỏe tiềm ẩn
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thái Vân Thanh (Quản lý và điều hành Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), hiện nay, rất khó kiểm soát thị trường mỹ phẩm. Bác sĩ Thanh cho biết, nếu mua phải mỹ phẩm giả thì tiền mất tật mang. Khi dùng sản phẩm kém chất lượng trong thời gian dài sẽ gây ra tác hại cho sức khoẻ. Những hóa chất, dược chất có thể ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, gay suy nội tiết. Ngoải ra, chúng có thể gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể…
Không có sự đảm bảo
Khi nói đến mỹ phẩm giả sẽ không có bất kỳ chế độ bảo hành an toàn nào. Khách hàng sẽ không nhận được sự đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm. Đồng thời, khi rủi ro xảy ra, bạn khó có thể truy vấn trách nhiệm với những tổ chức kinh doanh mỹ phẩm giả.
Candice Li, Phó chủ tịch phụ Liên minh chống hàng giả quốc tế nói với Refinery29: “Hàng giả rất nguy hiểm. Những người làm mỹ phẩm giả sẽ thường chọn lối đi ‘tắt’ đang đi tắt trong khâu sản xuất. Họ chẳng quan tâm sản phẩm bạn nhận được có chất lượng ra sao. Thứ họ thực sự quan tâm là tiền của bạn”.
Tips “tránh xa” mỹ phẩm giả
Vậy, làm sao để tránh được các rủi ro của mỹ phẩm giả? Dưới đây là một số nguyên tắc cần ghi nhớ khi bạn mua sắm trực tuyến.
Kiểm tra nhãn
Những người làm giả thường bỏ qua những chi tiết nhỏ và cần đến sự tỉ mỉ. Business Insider khuyến cáo bạn nên kiểm tra nhãn sau mỗi lần mua mỹ phẩm. “Tất cả các mã vạch, lỗi chính tả nên nằm trong tầm ngắm của bạn. Hãy kiểm tra cả sách hướng dẫn hoặc tài liệu in, và mã vạch UPC”. Đồng thời, hãy đối chiếu với các sản phẩm trên trang web chính thức của thương hiệu. Bạn nên cẩn thận để đảm bảo mọi thứ khớp với nhau.
Đừng bị lừa bởi những mức giá quá rẻ
Nếu bạn nhìn thấy một món hàng đang giảm giá trên 50% từ một nhà bán lẻ, khả năng cao đó là hàng giả. Tiến sĩ Sonia Batra nói: “Có mối tương quan chặt chẽ giữa giá cả và chất lượng sản phẩm. Những hãng mỹ phẩm chính hãng sẽ thường không giảm giá quá 50% giá gốc”. Những kẻ làm giả sẽ thường đánh vào tâm lý “sính ngoại nhưng ưa rẻ” của mọi người.
Mua hàng ở kênh phân phối chính hãng
Theo nguyên tắc chung là nhà sản xuất chỉ có thể đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi bạn mua hàng từ các đại lý được uỷ quyền. Nếu sản phẩm không đến trực tiếp từ nhà sản xuất, hoặc người bán được ủy quyền của họ. Có khả năng cao đó là hàng giả. Vì vậy, hãy mua hàng CHÍNH HÃNG trực tiếp từ kênh phân phối độc quyền.
Hiện nay, trên các kênh mua sắm trực tuyến, các sản phẩm của Smooth E được rao bán tràn lan. Điều nay gây ra tình trạng khó kiểm soát và khiến cho bạn mua phải mỹ phẩm Smooth E giả. Quý khách hàng lưu ý rằng Johnson Beauty là đại lý phân phối ĐỘC QUYỀN mỹ phẩm Smooth E hãng. Vì vậy, khi mua hàng, hãy tham khảo các cửa hàng cùng như kênh bán hàng trực tuyến được phân phối bởi chúng tôi.
Các cửa hàng phân phối:
AEON MALL Hà Đông, Khu Dân cư, Hoàng Văn Thụ, Hà Đông, Hà Nội
Watsons HCM, 02 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Vạn Hạnh Mall, 11 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Tham khảo các sản phẩm trên website Johnson Beauty hoặc các hệ thống cửa hàng online của Smooth E Việt Nam tại đây!
Smooth E Việt Nam: https://johnsonbeauty.com.vn/san-pham/
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/style-retail
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/style-retail-vn/
Shopee: https://shopee.vn/smoothe_official_store